Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam - Báo giá sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời giá rẻ tphcm

Bùng nổ năng lượng tái tạo

Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam - Báo giá sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời giá rẻ tphcm

Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam - Báo giá sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời giá rẻ tphcm

Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam - Báo giá sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời giá rẻ tphcm
Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam - Báo giá sửa máy nước nóng năng lượng mặt trời giá rẻ tphcm
326 Lê Văn Khương, Phường Thới An, Quận 12, TP Hồ Chí Minh
0918 456 617 Zalo 0866113577

Bùng nổ năng lượng tái tạo dưới cái nắng nóng của việt nam

18-12-2018
Môi trường cạnh tranh vừa "hé" mở, hàng loạt dự án năng lượng tái tạo được cấp phép và đề xuất.

Bùng nổ năng lượng tái tạo

 

 


Môi trường cạnh tranh vừa "hé" mở, hàng loạt dự án năng lượng tái tạo được cấp phép và đề xuất. Tỷ trọng điện gió, điện mặt trời tính đến thời điểm hiện nay đã tăng gấp nhiều lần so với Quy hoạch điện VI.

 

Theo Quy hoạch điện VII (điều chỉnh), đến năm 2030 điện gió đạt 6.000 MW chiếm tỷ trọng 2,1%; điện mặt trời đạt 12.000 MW chiếm tỷ trọng 3,3% trong tổng sản lượng điện sản xuất. Thế nhưng tính đến thời điểm hiện tại, Bộ Công thương đã cấp phép cho 122 dự án điện mặt trời với tổng công suất hơn 8.000 MW, trong đó có khoảng hơn 4.000 MW ký được hợp đồng mua bán điện trước tháng 6.2019. Bên cạnh đó còn có hơn 200 dự án đang được đề xuất phát triển với tổng công suất khoảng gần 17.000 MW.

 

 


Như vậy tổng cộng có trên 322 dự án điện mặt trời với tổng công suất dự kiến lên tới trên 26.000 MW, gấp 9 lần so với thời điểm quy hoạch điện mặt trời năm 2018. Một số địa phương dẫn đầu như Bình Thuận có tổng công suất lên tới 750 MW và Ninh Thuận trên 1.000 MW.


Sự bùng nổ của năng lượng tái tạo có 2 nguyên nhân lớn. Đầu tiên là tiềm năng của VN trong lĩnh vực điện gió, điện mặt trời là rất lớn. Nhưng yếu tố quan trọng hơn là những chính sách liên quan đến lĩnh vực này đã hé mở, đặc biệt là chính sách giá.
Đơn cử như với điện mặt trời. Từ tháng 4.2017, khi Chính phủ ban hành mức giá bán điện mặt trời được đánh giá là hấp dẫn (9,35 cents/kWh, tương đương 2.086 đồng), lĩnh vực điện mặt trời bước vào cơn sốt.

 

 

 

Chỉ trong vòng chưa đầy 2 năm đã có 122 dự án với tổng công suất lên tới 8.000 MW, trong đó có khoảng hơn 4.000 MW ký được hợp đồng mua bán điện trước tháng 6.2019. Đó là chưa kể đến hàng ngàn, hàng vạn dự án điện trên mái nhà đang có nhu cầu nối lưới.

 

Nhóm đối tác năng lượng VN (VEPG) cũng chỉ rõ, thực tế có một số lượng lớn các dự án vẫn đang phát triển với hồ sơ đăng ký công suất lên đến 26 GW (20 GW cho năng lượng mặt trời và 6 GW cho năng lượng gió). Phần lớn các hồ sơ xin cấp phép được sử dụng cho các dự án ở miền Trung và miền Nam, do đó xuất hiện sự quan ngại ngày càng tăng về khả năng tiếp nhận của lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, “Các nghiên cứu hiện tại chỉ ra rằng trong giai đoạn đến năm 2020, công suất truyền tải tại các địa điểm quan trọng lên đến 3 GW, đủ đáp ứng trong ngắn hạn”, báo cáo của VEPG nêu rõ.

 

Mặc dù vậy, để tránh tắc nghẽn, VEPG khuyến nghị: Giám sát toàn diện hệ thống nộp hồ sơ và tính minh bạch của các hồ sơ cấp phép dự án được ưu tiên trái ngược với nguyên tắc hồ sơ nộp trước thì được phê duyệt trước. Việc đầu tư mở rộng lưới điện nên xem xét cơ hội phát triển năng lượng tái tạo tại các vùng có tiềm năng kỹ thuật cao…


Danh mục sản phẩm

Tin tức

Zalo